Theo thống
kê, trong quá trình giao tiếp tiếng Đức, đa số người học tiếng Đức ở châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng khó khăn trong giao tiếp với người Đức.
Vì sao khi
chúng ta học giao tiếp lại khó khăn đến như vậy? Sau một hồi tìm hiểu tổng hợp
phân tích, chúng tôi cho rằng hẳn là do 5 nguyên nhân sau đây, hãy tìm hiểu thử
xem bạn có đang vướng vào nguyên nhân nào không nhé.
1. Quá tập
trung vào ngữ pháp
Ngữ pháp tiếng
Đức quá phức tạp để nhớ và sử dụng một cách hợp lý, và thực tế những cuộc hội
thoại thường diễn ra quá nhanh. Bạn không đủ thời gian để nghĩ, để nhớ hàng
trăm, hàng nghìn cấu trúc ngữ pháp để chọn đúng và phù hợp nhất để có thể sử dụng
nó.
Khắc phục:
Xác định trước mục đích giao tiếp là trao đổi thông tin, không phải viết bài gì
cả nên khi giao tiếp sẽ chú trọng về từ vựng, cách phát âm, ngữ pháp chỉ cần nhớ
một số thì cơ bản như hiện tại, quá khứ, tiếp diễn v.v…là được. Sau này khi đã nói
được tạm trôi chảy, lúc đó bạn mới cần chú trọng về ngữ pháp khi giao tiếp.
2. Nói một
cách ép buộc
Thường người
dạy lẫn người học luôn cố gắng có một bài phát biểu hoành tráng trong lúc học,
tuy nhiên điều này dễ dẫn đến tâm lí không tự tin, dẫn đến nói không trôi chảy.
Khắc phục:
Kiên nhẫn, tập trung nghe trước các bạn nhé. Đừng quá rụt rè, nhưng cũng đừng cố
ép bản thân quá mức.
3. Bám trụ
sách giáo khoa
Khi học tiếng
Đức, chúng ta có xu hướng chỉ học trong những cuốn sách học tại trường. Trong
thực tế, người bản ngữ khi nói không dùng một loại câu trong hầu hết các tình
huống. Họ dùng những thành ngữ, cụm động từ một cách tự nhiên.
Khắc phục:
Chủ động học thêm các mẫu câu giao tiếp thường ngày, các hội thoại đời thường
qua phim ảnh, âm nhạc v.v…
4. Cố gắng
hoàn hảo từng ngày
Lí do người
lớn khó học tiếng Đức hơn trẻ con là siêu dễ bị ám ảnh về các lỗi sai cũng như
tâm lí phải sửa chúng từng chút. Yêu cầu cao ở bản thân là tốt, nhưng đừng để
chính nó làm trở ngại trong quá trình học giao tiếp của bạn.
Khắc phục: mục
tiêu không phải là nói tiếng Đức hoàn hảo, mà là ý tưởng giao tiếp và cách làm
thế nào có thể đối phương hiểu chúng ta đang nói gì. Tập trung vào cuộc trò
chuyện một cách tự nhiên, tích cực. Đừng sợ mắc lỗi, giữ thái độ lạc quan và cởi
mở sẽ giúp học tiếng Đức tiến bộ hơn nhiều.
5. Phụ thuộc
trường lớp
Trường học
chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chính bạn mới là người cuối cùng chịu trách nhiệm về
việc học của mình.
Khắc phục: Tập
quản lý cảm xúc và duy trì động lực của mình mỗi ngày. Bên cạnh đó, chủ động học
hỏi thêm ngoài thời gian trên lớp nữa. Chúc các bạn ngày càng tiến bộ không chỉ
trong 2 kỹ năng Đọc – Viết mà còn cả
Nghe – Nói nữa nhé.
Trung tâm
Gia sư Tài Năng Trẻ nhận cung ứng dịch vụ gia sư dạy kèm tiếng Đức các
trình độ từ cơ bản đến nâng cao (đặc biệt chúng tôi có đội ngũ gia sư chuyên dạy tiếng Đức cho học viên chuẩn bị định cư ở Đức, ôn thi A1, A2 hoặc đi du học ôn
thi chứng chỉ B1, B2), tiếng Đức giao tiếp,... Quý học viên có nhu cầu tìm gia sư dạy tiếng Đức tại nhà vui lòng liên hệ
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
Hotline: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
Website: http://www.giasutiengduc.net
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com – info@giasutainangtre.vn